
Bài số 9 - Chùa Ông Cọp - Tiger Pagoda
Trên
đường Đi Tìm Vết Chân Đức Phật chúng tôi đi về biên giới Thailan - Miến
Điện. Xe chạy khoản hai tiếng đồng hồ, ghé vào một quán cốc cho bà con xả
stress. Đi tiếp khỏan một giờ nửa thì thấy cái cổng trước một cánh rừng,
dựng đứng một tấm hình con cọp hùng vỉ, lúc này tôi mới biết đây là Chùa
Ông Cọp. Có người gọi là Chùa Hổ, tiếng Thai gọi là Wat Pha Luang Ta Bua.
Ở đây không có một kiến trúc gì được xây dựng để thờ Phật. Người ta gọi là
chủa chứ thật ra nó là một cái sở thú, mênh mong hoang dã trong tỉnh
Kanchanaburi, phía tây bắc Bangkok, gần biên giới Myanmar.
Chùa
Ông Cọp nổi tiếng thế giới. Trong trại này có mấy ông sư Phật giáo, nuôi
nhiều con hổ đủ cở, loại cọp nổi tiếng hung dử nhất Á Châu, chúng thu hút
sự hiếu kỳ của nhiều người, hiển nhiên trở thành một địa điểm du lịch hấp
dẩn nhứt là người phương tây.
Từ ngoài cổng, du khách đi bộ trên
con đường đất, dài khoản hai cây số, đi giửa rừng xuyên qua cánh rừng
nhiệt đới, mùa này cây khô, lá rụng rất dể chịu. Giửa đường thấy một chú
nai con bươi lá cây tìm cỏ non. Một con chim phẩy cánh cất tiếng hót vang
vọng rừng hoang thật thú vị. Càng đi xa càng thấy nhiều người đã đi trước.
Tôi đến lúc mấy ổng dẩn cọp đi biểu diển. Người và cọp cùng đi với nhau
như đôi bạn, họ đi đến một bải trống vắng đât đỏ thì dừng lại, có lẻ là
cho
mấy ông cọp nghỉ chân. Du khách đứng một hàng ngan chụp hình lia lịa. Một
ông sư áo nâu chậm rải đi với con cọp, đến sát đám du khách
phương Tây tươi cười để họ chụp hình. Ông ta ngồi tựa thân cây ôm con cọp
nâng niêu, vuốt ve mà không sợ nó vồ. Một vài du khách dựa thế ông sư ngồi
kế bên ông cọp chụp hình , ngàn năm một thửa, miệng cười nhưng mặt tái
mét.
Chùa Ông Cọp có từ năm 1994. Do mấy ông sư thành lập làm nơi
ẩn náu cho thú rừng. Trại này thất quy mô rộng lớn, Nghe nói hiện giờ
trong trại có hơn trăm ông cọp đủ cở, cọp lớn và cọp con, cộng chúng với
mấy chú nai rừng củng sống chúng. Người ta nói thú rừng ở đây là do dân
làng mang đến, nên nhiều câu chuyện nghe ra thì rất hy hửu và cần dẩn
chứng. Như: dân làng mang đến nhà chùa một con chim rừng bị thương, nhờ
các thầy chăm sóc, nó lành mạnh cất tiếng kêu. Tiếng kêu của con chim thu
hút nhiều đàn chim khác kéo đến. Một con heo rừng bị thương vô tình chạy
lạc vào chùa cũng được chữa trị, nhưng khi các thầy thả nó trở lại vào
rừng, con heo lại đưa cả gia đình gồm 10 con khác quay trở lại chùa, và
đến nay có vô số lợn rừng cư trú tại đây. Dân làng quanh vùng còn mang đến
đây cả những con thú mà họ không muốn nuôi như: trâu, bò, ngựa, nai, dê
rừng, vượn. Tất cả tạo thành một bầy thú đông đúc, được thả rong trong khu
đất rộng lớn của nhà chùa.
Ảnh /Truyện: Đường Bình
|