Phiêu Lưu Bình Định

Tôi và anh Kíp Sang xa nhau hơn 50 năm, nhờ ngày Hội Ngộ của trường Bình Hòa, một người bạn đã cho tôi số điện thoại của anh Sang và được biết anh Sang bây giờ đã có vợ và hai đứa con gia đình đã định cư tại New York hơn 20 năm rồi. Sau ngày Hội Ngộ tôi trở về Washington State, tôi gọi điện thoại thăm anh, mặc dù vẩn chưa gặp mặt nhau nhưng nghe qua tiếng nói anh em quá đổi vui mừng. Anh Sang có rất nhiều kỷ niệm trong đời tôi. Từ lúc thiếu thời tôi đã theo anh ra tận An-Nhơn Tỉnh Bình Định sống chung với anh ấy hơn một năm trời, đó là thời gian tôi trưởng thành nhiều trên trường đời.

Binh1955-1.JPG (83988 bytes)Tôi sanh vào cái năm Đệ Nhị Thế Chiến Thứ II bắc đầu, vừa lọt lòng thì gặp ngay cái thế giới đại loạn nên cuộc đời rất kham khổ, lúc còn nhỏ gia đình nghèo đâu có biết khổ là gì, mổi ngày được cha mẹ cho gói xôi muối mè ngon miệng rồi đi học là sướng như tiên, vừa lớn lên thì gặp ngay cuộc chiến Pháp Việt ngày càng khóc liệt, cho đến khi quân Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ rồi chấm dứt bở Hiệp Định Geneva vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, đất nước bị chia đôi tại vỉ tuyến 17, ranh giới của hai bên Quốc Cộng là chiếc cầu Bến Hải trên con sông Thạch Hản thành phố Quảng Trị Miền Trung. Miền Bắc do Việt Nam Cộng Sản cái trị, Miền Nam thì dưới quyền lảnh đạo của Hoàng Đế Bảo Đại, sau đó Ông Ngô Đình Diệm từ Mỷ trở về lập chánh phủ đổi thành Việt Nam cộng Hòa. Để thi hành Hiệp Định Geneve, tất cả quân dân cán chính của Việt Minh tập trung đi về phía bắc bên kia vỉ tuyến 17, Việt Nam cộng Hòa tiếp thu Liên Khu 5 của Việt Minh gồm có 2 tỉnh Phú Yêu, Bình Định, tất cả công dân 18 tuổi trở lên sống trong 2 tỉnh này phải làm thẻ căc cước cá nhân mới.

Phiêu Lưu Bình Định:Sau đình chiến, gia đình lâm cảnh nghèo túng, Má tôi bán gạo ngoài chợ chỉ đủ sống, Ba tôi thì bị bịnh ngặc nghèo không có tiền mua thuốc, kinh tế Ninh Hòa xuống dốc thê thảm, nghề làm giày của tôi chỉ làm được có ba tháng trước Tết, sau Tết là thất nghiệp dài dài nên hằng ngày tôi cứ đi dạo phố với mấy thằng bạn, hoạc ra nhà anh Liên A Quạnh nghe chú Năm kéo đờn Violon, tập đánh đờn ca hát cho vui, một hôm tôi gặp anh Kíp Sang ở Bình Định mới về, anh Sang nói với tôi:

        "Mày ở đây không có làm gì, mày đi với tao ra Binh Định làm hình với tao cho vui"

Lúc đó tuổi còn nhỏ và thích mạo hiểm, nghe anh Sang nói lọt lổ tai nên tôi rất phấn khởi đi theo ảnh ra Bình Định thử thời vận."

Từ Thị Xả Ninh Hòa đi xe đò sau một chuyến xe dài đăng đẳng đến Thành Phố Quy Nhơn, chúng tôi thuê một đoàn xe lôi (loại xe có người đạp ở trước, kéo theo cái bình thùng chở hành khách và hàng hóa), đòan xe đi lên ngả ba Diêu Trì lên Quốc Lộ 1 tẻ qua phải đi về hướng Bắc lên đến Thị Xả An-Nhơn khoản 20 cây số.

Trước 1954, hai tỉnh Bình Định và Phú Yên là Liên Khu 5 căn cứ địa của Việt Minh, trong thời kỳ chống Pháp họ dùng chiến thuật Tiêu Thổ Kháng Chiến nên tất cả nhà cửa, tất cả cơ sở kiến trúc trong thành phố Quy Nhơn, thị xả An -Nhơn, Thị Xả Đập Đá, Phù Mỷ, Phù Cát, Bồng Sơn v.v. nói chung trong toàn thể Liên Khu 5 đều bị phá hủy, cái nào còn lại thì bị máy bay Pháp oanh tạc tiêu hủy hết, ngay cả cái thành Bình Định từ đời vua Nguyển Ánh bao vây thị xả An Nhơn rất là cổ kính cũng bị phá hủy, chỉ còn lại cái cổng ra vào phía trên thị xả.

Thị Xả An Nhơn nằm trên Quốc Lộ 1 đường giao thông Nam -Bắc, trong thành phố có vài chục căn nhà gạch lợp ngói, còn lại là nhà tranh vách đất, hằng ngày chỉ có vài chục chiếc xe thồ, loại xe đạp phía sau chở hàng, khách ngồi trên đòn dong và chủ xe ngồi trên yên đạp đi tới, vài chiếc xe đò chở khách đi Quy Nhơn, Đập Đá hoạc xa hơn.

Chợ Phiên Bình Định Bình Định và Phú yên là hai vựa lúa phì nhiêu, nông nghiệp rất trù phú, vì thế nông sản và gia súc rất rẽ, một con gà mái dầu mập mạp chỉ có 3 đồng một con nên tụi này ăn gà tha hồ, ngược lại nước mắm và đồ gia dụng thì rất là đắt dân chúng thì rất nghèo nàng vừa mới được Việt Nam Cộng Hòa tiếp thu nên nền kinh tế của Bình Định và Phú Yên bắc đầu phát triển.

Tại thị xả An-Nhơn có 3-4 tiệm hình, hai tiệm hình lớn nhứt trong Thị Xả là tiệm hình của anh Sang hiệu Việt Hoa, khi tôi đến thì tiệm hình Việt Hoa của anh Sang cũng đã có mấy người bạn như A Anh lúc đó đã có vợ, Tin DZoàn Xìn Xang còn độc thân tất cả đang ở đây. Một tiêm nửa là tiệm Nghệ Ảnh của anh Tập từ An Khê xuống mở, tại đây có anh Chướng con ông bác của tôi và anh Liềm em vợ của anh Tập, thỉnh thoản chúng tôi đi ra thị Xả Đập Đá để thăm Húng KúYú Mù, người Ninh-Hòa cũng đã mờ tiệm hình rồi.

Ngay trước cửa tiệm hình Việt Hoa là một khoản đất trống, vài cái sạp lợp bằng tranh chen lẩn có nhiều cây gòn đó là chợ An-Nhơn, hằng ngày chợ búa nhóm hợp củng khá đông, nhưng đông nhứt là ngày nhóm chợ phiên một lần, mổi tháng chợ phiên mở một lần và chỉ một ngầy thôi, ngày mở chợ phiên có rất nhiều người từ các xả khác như An Thái, Đập Đá và các xả chung quanh tôi không còn nhớ tên, họ đem nông sản, gà vịt về bán chĩ trong một ngày thôi, ngày hôm sau họ di chuyển đi chợ phiên khác ở quận khác. Cái đêm trước ngày chợ phiên vui lắm, người ta đã đến trước ngủ qua một đêm cho đến sáng mai bắc đầu bán hàng, có rất nhiều cô gái từ quê đến rất là xinh đẹp, trai thanh niên và đàn ông nói chung thi ít lằm vì họ đã đi tập kết ra Bắc trước ngày 20 tháng 7, 1954, đêm lại chi thông tin chiếu bống ngay giữa chợ trước mặt tiệm hình thiên hạ coi rất đông. anh bạn Xìn Xang người trắng trẻo, cao ráo, mủi cao giống như Tây, Xang kêu tôi với anh ấy đi rảo thấy cô nào đẹp đến gần bên tán tỉnh mời đến tiệm chụp hình vui lắm, ngày thường không có chợ phiên thì phố xá An-Nhơn vắng teo buồn hiêu.

Quận Hoài Ân-Bồng Sơn

Lúc này thì anh Sang quen với một người đàn bà gọi là Bà Năm, người Saigon, bà này trúng thầu chụp hình căn cước mới cho toàn thể dân chúng tuổi từ 18 trở lên trong hai quận Hoài Ân và Hòai Nhơn tỉnh Bình Định, bà giao quận Hoài Ân cho anh Sang. Quận đưòng Hoài Ân nằm trên xả An-Lảo cách thành phố Bồng Sơn rất xa và là một quận hẻo lánh miền núi cao nguyên hiểm trở, muốn đi tới An-Lảo đi từ Thị Xả An-Nhơn đi xe đò ra đến Thị Xả Bông Sơn, lúc này thì cầu Bồng Sơn bị oanh tạc phá hủy chưa xây cầu mới, tất cã mọi người phải đi bộ qua cái cầu làm bằng phên tre bắc ngan qua sông Bồng Sơn để vào thành phố Bồng Sơn, hàng hóa thì phải chuyển lên ghe chở qua bên kia sông đển vào thành phố, từ thị xả Bồng Sơn mướn xe thồ đi dộc theo sông An Lảo đi lên núi cho đến Xả An-Lảo, đoạn đường này phong cảnh rất là đẹp, cây cối xanh tươi, sông thì đầy nước chảy réo rắc, thỉnh thoản có một hai chiếc xe nước khổng lồ quay đều đưa nước từ sông lên đồng ruộng cao chót vót, tiếng kẻo kẹt pha với tiếng nước chảy rất thơ mộng, đồng lúa mêm mong, không khi trông lành rất là thanh bình.

An-Lảo có một ngôi nhà thờ rất là đồ sộ, nhà thờ này do một ông Cha lớn tuổi cai quản, không thấy một thanh niên thanh nử và đàn ông ở đây vì họ đã tập kết nên đi tới đâu cũng thấy ông già bà lảo và con nít, đời sống rất nghèo nàng thậm chí nhiều người không có áo quần để mặc, công việc đồng án thì quá nặng không ai làm nổi, cá mắm thì rất mắt mỏ phải mang từ thị xả Bồng Sơn lên rất là xa xôi, nhưng gà ăn vịt rất là rẽ. Trên đường công tác, chúng tôi đi tới một cái quán bán, bảo chủ quán làm thịt con gà hay con vịt, luộc xé phay bốp gỏi ăn cơm, rồi ngủ trọ ở đó cho đến sáng hôm sau, thúc dậy bảo họ nấu cháo gà, cháo vịt ăn xong lên đường đi thôn khác.

binh1955.jpg (63989 bytes)Toán thợ hình của bà Năm gồm có bà Năm, anh Sanh, anh mãng va anh Ninh, toán của tôi gồm có anh Sang, a An, Xìn Xang, tin Dòn và tôi. Nhiệm vụ của tôi là đi vào quận đường để xin phép chụp hình cho dân, các viên chức này gởi công văn đi các xả và các thôn, sau đó tôi đi gặp các ông Thôn Xả sắp xếp lịch trình và địa điển để cho các thôn trưởng đến ngày tạp trung dân chúng đến để chúng tôi chụp hình, sau khi chụp xong một hai xả chúng tôi đi về An-Nhơn để rửa hình, cắt xén vào phong bì rồi tôi là người mang lô hình đến các thôn xả phát lại cho dân chúng và thu tiền, đồng thời đi chụp thêm những xả khác. Chúng tôi đi tung hoành hằng chục xả mấy tháng trời mới chụp hình xong cái quận Hoài Ân.

Sau khi đi đi về về giữa An-Nhơn và Hoài Ân một năm trời, tôi bắc đầu nhiểm bịnh sốt rét cách nhựt, chứng bịnh này thật là nguy hiểm, khi bịnh phát lên người lạnh như nằm trong cái tủ lạnh, bao nhiều cái mền cũng không đủ ấm, một hồi sau thì trong người phát nóng như nằm trong lò lửa, cứ như thế suốt cả ngày đến hôm sau thì hết nóng lạnh nhưng rất là mệt mỏi, rồi ngày hôm sau bịnh lại tái phát, cứ như thế trở đi trở lại liên miên, bịnh càng ngày càng dử nên tôi giả từ An-Nhơn Bình Định xa cách anh Sang kể từ đó cho đến nay đã hơn 50 năm.

Sau khi trở về Ninh-Hòa, bịnh sốt rét cách nhựt hành dử dội, lúc đầu xin tiền má tôi đi vô ông Thầy Quyên chích thuốc, ngày nào không có tiền chích tuốc thì nằm đó chịu trận. Một buổi trưa tôi đang lên cơn sốt, tôi nằm trên bộ ván rên rỉ, Tía tôi ngồi bên tôi, lúc đó ông đang thất nghiệp và cũng đang mắc phải bịnh nang y, tôi thì trùm mền rên hù hụ, bông nghe ổng nói nhở nhẹ: con à, Tía nghỉ là con nên đi Saigon kiếm việc làm, chớ ở Ninh-Hòa này không có gì cho con, con cũng đã đi nhiều nơi cũng không tìm được chuyện gì làm, ổng nói chưa dứt lời thì tôi hất cái mèn mở mắt nhìn ổng tôi tỉnh giấc suy nghĩ, ổng nói đúng, ổng tiếp tục nói: Để Tía gởi cái thơ cho anh Hai của con, nói cho nó biết con muốn vô đó tìm việc làm. Ông liền thảo bức thơ kêu tôi đi bưu điện gởi thơ đi, hai tuần lể sau anh Hai gởi thơ về cho biết anh Nàm đả tìm được một việc làm cho tôi. Chiều hôm đó tôi đi tìm Lý Diên Tuấn, mược nó 50 đồng mua vé xe lửa đi Saigon, cũng từ đó cái bịnh sốt rét cách nhựt của tôi cũng dứt hết luôn.

Thân Chúc anh Sang và Toàn Thể Gia Đình Vạn Sự Như Ý

 

                                                                                                                                                    

Number of visits: free hit counters

 

      
>