Quân Nhựt Rút Khỏi Ninh Ḥa

Đường Trần Quư Cáp -
h́nh chụp ngày 30 tháng 4 năm 2005
Ninh Ḥa Thời Quân Phiệt Nhựt:
Quân Phiệt Nhựt đă chiếm
đóng toàn cỏi Việt Nam luôn cả huyện
Ninh Ḥa trước 1939 khi Đệ Nhị Thế
Chiến bắc đầu. Tại Huyện Ninh Ḥa
quân đội Nhựt ở đâu không c̣n ai nhớ
rỏ, nhưng căn cứ vào lời của ông
chú của tôi kể cho tôi nghe lúc ông c̣n sanh tiền
là Ông Bang Hy là người Thông Dịch Viên của
Quân Đội Nhựt tại Ninh Ḥa. Và nhờ sự
giúp đở của Nhựt ông cất lên căn
nhà lầu ba từng, cao nhứt trong thị trấn
Ninh Ḥa thời đó.
Lúc đó tôi c̣n nhỏ quá, mặc
dù vậy, tôi vẩn c̣n nhớ cái ngày Má tôi dẩn
tôi về thăm Ngoại ở Hiền Lương
Vạn Giă. Một buổi sáng nọ, Má tôi ẩm
Diệp, em gái kế tôi và tôi ngồi sát bên Má
tôi trên chiếc xe ngựa từ bến xe ngựa
Vỉnh Phú đi về Giă. Chạy khỏi Lạc
An, xe ngựa đang lên dốc Xuân Tự, chợt
nghe tiến máy bay bay tới, ông xe ngựa thúc ngựa
chạy cho mau, tiếng máy bay càng lúc càng gần
và dường như nó bay về hướng chúng
tôi. Trên xe ngựa chỉ có ba mẹ con, sợ quá,
bà ôm tôi chặc vào ḷng, lúc này ông xe ngựa nhảy
xuống ôm con ngựa dừng xe lại, chúng tôi
mau mau xuống xe nhào vô bụi cây núp, một chập
sau, thấy một chiếc máy bay bay từ ng̣ai biển
vào, Má tôi lấy chiếc nón lá đang đội
che chúng tôi lại, bả nói: Đừng ngó nó,
coi chừng nó thả bôm. Chiếc máy bay bay thật
thấp trên đầu của chúng tôi nên tôi thấy
rỏ chiếc máy bay màu đậm, có hai cờ Nhựt
hai bên cánh. Chiếc máy bay bay lạng quạn lắc
lư, vừa bay qua khỏi đầu chúng tôi,
không bao lâu sau th́ nghe một tiếng nổ rất
lớn, liền lúc đó ông xe ngựa nói nó đụng
vào núi. Hết sợ, chúng tôi lên xe tiếp tục
đi về Giă.

Cầu Sắt Bị Dội Bôm
Trong lúc này quân đội đồng
minh đang truy sát Quân Phiệt Nhựt. Máy bay đồng
minh thả bôm đánh phá ga xe lửa Ninh Ḥa, và dội
hai trái bôm định phá sập cầu Sắt nhưng
dội hụt. Những ngày này thị trấn
buồn hiu, phố xá không mở cửa buôn bán, chợ
Dinh không người, nhà nhà được lệnh
tản cư. Mổi nhà chỉ để lại một
người giữ nhà, c̣n lại bao nhiêu người
phải tản cư về thôn quê. Gia đ́nh tôi
đi lên Đại Mỷ ( từ ngă ba Quán Tre
đi ra khoản trăm thước, rẽ qua trái rồi
đi lên nay thuộc Xả Ninh Thân) ở nhà của
ông Mười Nhứt (Một người thân thích
của tôi cho biết một trong mấy người
con trai của Ông Thức là anh Trần Trục hiện
giờ c̣n đang ở tại đây). Chúng tôi tá
túc ở đó mấy ngày rồi trở về nhà.
Một lần khác chúng tôi lên lánh nạn ở trên
chùa của ông Thầy Hai trên B́nh Thành.
Muối Ḥn Khói
Cũng Theo lời kể của
ông Chú Mười của tôi, Ninh Ḥa là một
điểm chiến lượt quang trọng của
Nhựt, họ chiếm Ninh Ḥa để giữ vững
ruộng muối và hải cảng Ḥn Khói. Một
người bạn học cùng lớp với tôi tại
trường B́nh Ḥa Ninh Ḥa, hiện giờ đang sống
ở Melbourne Úc Châu, xác nhận với tôi điều
này là có thật v́ chính gia đ́nh của anh ta có
nhiều ruộng muối, chuyên môn làm muối cung cấp
cho quân đội Nhựt.
Lính Nhựt Rút Khỏi
Ninh Ḥa:
Ngược thời gian con
đường bây giờ gọi là đường
Trần Quư Cáp mấy chục năm trước gọi
là đường Quốc Lộ Số 1. Là con
đường huyết mạch duy nhứt nối liền
hai miền Nam Bắc Việt Nam. Nhà tôi ở đối
diện với chợ Dinh, nên có dịp chứng kiến
những ǵ xây ra trong thị trấn.
Một buổi sáng thức
giấc, tôi nhớ chợ Dinh không có người nhóm,
bầu không khí nặng trỉu, tôi hỏi ba tôi sao
vậy, ổng nói: Lính Nhụt thua trận phải
đầu hàng. Họ phải rút hết quân lính về
nước. Hôm nay là ngày Lính Nhựt rút khỏi
Ninh-Ḥa.
Một lúc sau, tiếng quân nhạc từ trong ga dội
ra, tiếng kèn trống càng lúc càng lớn, tiếng
giày bước đều của quân lính và tiếng
hát càng lúc càng gần đến chợ. Nhà tôi
ở trước chợ Dinh, người nhỏ bé
như tôi không cần phải chen lấn cũng có
thể thấy tất cả những ǵ đi ngan qua
đây.
Một sỉ quan trong quân phục lể nghi, huy chương
đầy ḿnh, có lẻ là vị chỉ huy trưởng,
cởi con ngựa trắng (loại lừa cao lớn)
mang gươm dài đi đầu, theo sau là một
hang lính cởi lừa, mang nhiều loại quân kỳ
biểu hiệu cho các quân binh chủng đang tham chiến,
hằng trăn quân lính đi bộ và theo sau nửa
có nhiều quân xa, xe nhỏ chạy trước xe lớn
đủ loại theo sau. Khi đi ngan chợ, trước
nhà tôi, vị sỉ quan đi đầu hô lớn
ra lịnh, tất cả quân lính đứng lại
nghiêm chỉnh làm lể, vài phút sau họ đi chầm
chậm nên tôi thấy hết cuộc diển hành
rút quân này. Họ đi qua cầu Dinh, qua Vỉnh Phú,
Ba tôi nói, họ đi xuống Ḥn Khói để lên
tàu về nước.

Cầu
Dinh ngày xưa -( h́nh của binhhoa-ninhhoa.org)
Ngặc một nổi là cái cầu Dinh rất hẹp,
bề rộng của chiếc cầu chỉ vừa
đủ một chiếc xe chạy, nên đoàn xe kẹt
lại khá đông, làm ùn tắc đến đồn
G.I. Lúc bây giờ th́ tất cả quân lính đi bộ
phải lên xe ngồi, hàng xe từ từ chạy
qua, sau hàng quân xa cuối cùng, bà con ùn ùn, kẻ mang
người gánh, mang hàng ra chợ bán. Phố xá mở
cửa trở lại, trong khi đó, nhiều đoàn
xe lửa, chở lính và quân cụ chạy rầm rầm
mấy ngày đêm qua càu sắt đi ra Hải Pḥng
để lên tàu về Nhựt.
Dư âm sau buổi lể rút quân là lính Nhựt mang
luôn những người lính bị thương, cả
xác chết của đồng đội về
nước.
1945 Việt Minh Khởi Nghĩa
Một hôm chợ đang nhóm đông đảo, tôi
và Tía tôi đứng trước cửa tiệm, bỗng
có một người đàn ông, mặc bộ đồ
bà ba đen, tay cầm cây sung Garant, ông bước vào
thềm nhà, ông ngồi xuống theo kiểu sẳn
sàng tác chiến, ông châm chỉ chỉa súng về hướng
đồn G.I, lúp ló canh chừng, sau đó ông di chuyển
đi chổ khác. Ba tôi nói Lính Việt Minh tập trận”
Tháng 8 năm đó Việt Minh phát động chiến
dịch “Mùa Thu”, Tôi nhớ được một
vài lời:
Mùa Thu rồi, ngày 23, quân dân ta tiến lên sơn hà
xao xuyến
...............cờ Giải Phớng Quân ta liều thân
Ta ra đi đi đền nợ nước…
.................
Mặc dù vậy, người dân Ninh Ḥa vẩn cứ
thản nhiên sinh hoạt như không có việc ǵ xẩy
ra. Dân Ńnh Ḥa đâu có biết
có một điều kiện trong Hiệp Ước
Đầu Hàng của chánh phủ Nhựt Bổn là
toàn thể các nước trong khối Đông Dương
(Việt, Miên Lao) và Ninh Ḥa nói chung phải giao lại
cho Thực Dân Pháp.
Một đêm nọ súng nổ
vang rền, quân đội Thực Dân Pháp với xe
tăng thiết giáp ùn ùn tiến chiếm thị trấn
Ninh Ḥa....kể từ ngày này, máu và nước mắt
của người Ninh Ḥa bắt đầu rơi,
cho đến ngày đ́nh chiến 20 tháng 7 năm
1954 mới chấm dứt.
|