Trường B́nh Ḥa - Lớp
1953-1954
Sáu mươi lăm năm là
một thời gian dài của một đời người,
từ lúc sơ sinh cho đến trưởng thành có biết
bao nhiêu chuyện đă xảy ra trong thời gian đó,
và thường th́ người ta cứ cho là chuyện
ngày xưa, đă thuộc về dĩ văng, nay ḿnh đă
già rồi thôi th́ quên đi cho đở nhức đầu.
Nhưng tôi nay đă 65 tuổi rồi vẫn c̣n có tánh
ṭ ṃ, thường hay nhớ những chuyện đâu
đâu, càng xưa càng thích thú. Chuyện dĩ văng xa xôi
của tôi có nhiều cái vui và nhiều cái không vui. Nhiều
chuyện tôi cũng nên mượn thời gian để
chôn lấp vào quên lăng, nhưng chuyện hồi thiếu
thời tôi cũng ráng nhớ cho kỹ để kể lại
cho con cháu nghe chơi.
Tôi nhớ ngày xưa tôi là một người Việt gốc
Hoa, sanh ra và lớn lên tại thị trấn Ninh-Ḥa, căn
phố hiệu Nghĩa Sanh Đường, bây giờ là
hiệu Dân Dân, trên đường Trần Quư Cáp, đối
diện với nhà ḷng chợ Ninh-Ḥa là nhà của Ông Bà
nội tôi, và là căn nhà tôi ở hồi c̣n nhỏ. Là
người Ninh-Ḥa ai ai cũng biết phố chợ Ninh-Ḥa
trước 1975 chín mươi chín phần trăm là do người
Hoa làm chủ, tất cả các căn phố chung quanh nhà
ḷng chợ hầu hết là của người Hoa. Trước
1954, tất cả người Hoa ở Ninh-Ḥa là người
ngoại quốc, v́ thế tên cúng cơm của chúng tôi
đều được đọc theo kiểu Tàu. Là người
Hoa nên mỗi năm phải đóng thuế tùy thân, già trẻ
bé lớn đều phải đóng; tôi c̣n giữ tấm
thẻ tuy thân để làm kỷ niệm.
Chung quanh nhà ḷng chợ Ninh-Ḥa là phố xá của người
Tàu, được xây dựng bằng vật liệu vững
chắc, mang bảng hiệu viết bằng chữ Tàu, một
vài cái viết thêm chữ Việt để người
địa phương dể nhận ra cửa hiệu của
ḿnh. Nhờ thế lực kinh tế hùng mạnh, người
Hoa đă lập chùa miễu và trường học cho con
em của họ như chùa Ông, Miếu Thánh Đế
ở Tiên Du, chùa Quảng Đông Huệ Thành Hội Quán
ở đầu cầu Dinh, Chùa Hải Nam và trường
học B́nh Ḥa ở Vĩnh Phú. Theo sử liệu ghi chép
của Huệ Thành Hội Quán, những di tích này đă
được xây dựng gần hai trăm năm, và nay
trở thành di tích thắng cảnh đặc biệt của
Thị Trấn Ninh-Ḥa.
Trước 1954, tất cả con em của người Hoa
ở quận Ninh-Ḥa đều học chữ Tàu, không học
chữ Việt. Cho đến năm 1954 chấm dứt chiến
tranh Đông Dương, Hiệp Định Geneve chia đôi
Việt Nam thành hai miền Nam Bắc, Ông Ngô Đ́nh Diệm
lập chánh phủ Việt Nam Cộng Ḥa ở miền Nam
và thi hành chính sách Việt Nam Hóa, bải bỏ thuế
tùy thân và người Hoa phải đổi quốc tịch
thành công dân Việt Nam, và thi hành nghĩa vụ quân sự
như người Việt Nam. Chương tŕnh học của
trường Tàu phải thay đổi theo chương tŕnh
Việt Nam, và Hoa Ngữ trở thành một ngoại ngữ.
Mặc dầu 50 năm đă bay qua, nhưng tôi th́ lúc nào
cũng nhớ kỹ những chuyện vui buồn lúc
đi học ở trường B́nh Ḥa và trường Huệ
Thành Quảng Đông. Hồi nhỏ đi học th́ vui,
nhưng vào những năm 1953-1954 con em người Tàu
ở Ninh-Hoà đi học, đi chơi cũng có những
chuyện buồn; rất may là chuyện buồn th́ ít v́
nó phát sinh theo thời cuộc, và tuổi c̣n trẻ nên buồn
chóng quên và chuyện vui th́ lúc nào cũng nhiều hơn
chuyện buồn.
Trường Tàu B́nh Ḥa và trường Pháp Việt cách
nhau bằng một bức tường, suốt hai năm tôi
học tại đó, ngày hai buổi tựu trường và
tan trường cứ mỗi lần đi ra hay đi vô cổng
trường th́ bị học tṛ trường Pháp Việt
lấy trái bàng liệng qua quần áo lắm le, có anh c̣n
leo lên tường liệng ngay vào đầu học tṛ
Tàu, tay th́ liệng, miệng th́ la: “Tàu Le Ăn Me Ỉa
Chảy”. Chúng tôi đáp lại “An Nam Mit Bú Đít
Xi-Nôa” rất là thô lổ.
Như thường lệ, các em học tṛ người Tàu
đi học phải mặc đồng phục chỉnh tề,
trai th́ quần cụt xanh áo trắng, gái th́ aó trắng
váy dài màu đen. Tất cả học tṛ mang bảng hiệu
Trường B́nh Ḥa chữ Tàu. Khi đi học th́ mạnh
ai nấy đi, chiều tan trường th́ sắp hàng
đi theo hàng lối, và có một vị thầy giáo hướng
dẫn, đứa nào lạng quạng th́ bị phạt.
Chúng tôi đi có trật tự, từ cổng trường
các em qua cầu Dinh về phố chợ.
Chúng tôi, 29 đứa học tṛ Tàu cùng lớp cuối
cùng của trường B́nh Ḥa, măn khóa tháng sáu 1954 đúng
vào lúc cơn lốc chánh trị thổi mạnh, làm thay
đổi tận gốc rễ nền chánh trị và kinh
tế của Đông Dương (Việt, Miên và Lào).
Đầu cầu Dinh phía bên Vĩnh Phú bị dựt sập
và Thị Trấn Ninh-Ḥa cũng cuồn cuộn đổi
thay khiến cho 29 đứa học tṛ cùng lớp của
tôi bùi ngùi chia tay mà không có một tấm h́nh măn khóa
để kỷ niệm như theo truyền thống
trường vẫn làm cho những lớp học trước...
Gần 50 năm sau, mùa hè, 30 tháng 6, 2003, tôi về Ninh-Ḥa
thăm lại trường cũ, từ ngoài cổng trường
nh́n vào, mọi vật đă biến đổi, cổng
trường bây giờ lạ hoắc. Ngày xưa, đứng
trước cổng trường, ḿnh thấy cái sân banh
bóng rổ, và sân đá banh rộng lớn giáp giới với
nhà thương, bây giờ là ngôi trường học rộng
lớn, và một vách tường được dựng
lên sát lối đi bên trái. Ngày xưa đường
vào
trường có hai hàng Phượng Vĩ trổ bông đỏ
rực rỡ vào mùa hè, bây giờ đă được
thay thế bởi cây chuối, cây dừa của người
chủ mới. Bức tường ngăn cách hai trường
B́nh Ḥa và trường Pháp Việt từ xưa nay vẫn
c̣n, nên lối đi vào trường giữa hai bức
tường không c̣n trống trải như trước. Bên
trong sân trường B́nh Ḥa bông hoa cây kiển vẫn tươi
đẹp, mấy cây Phượng Vĩ đă già nên
được thay thế bởi mấy cây dừa xen kẻ
cao nghều nghệu, không khí thật yên tịnh. Đi thẳng
vào bên trong, tôi vội bước đến lớp học
bây giờ đă bỏ trống, mấy người bạn
cho biết trường đă ngưng hoạt động
từ lâu. Tôi chụp h́nh cái giếng nước và sân
chơi nơi mà ngày xưa sau giờ học, chúng tôi
đá banh, u mọi, khát nươc đến giếng
nước này, xách lên một gàu nước mát lạnh,
nốc một bụng no nê, rồi dùng số nước
c̣n sót lại trong gàu xối lên đầu cho mát trước
khi trở lại lớp.
Rời trường B́nh Ḥa, tôi qua cầu Dinh đến
chùa Quảng Đông Huệ Thành. Một lần nữa,
tôi đang bước về dĩ văng, không một chút mộng
mị v́ tôi đang đứng trước lớp học
của tôi ngày xưa lúc đi học mẫu giáo. Lớp
học đối diện với nhà thờ bài vị Nghĩa
Từ, lớp học nay c̣n nguyên vẹn, nhưng không c̣n
bàn ghế, không có tấm bảng đen và cũng không
có học tṛ; mặc dù vậy trí óc tôi vẫn nghe văng
vẳng tiếng hát của đám chim non. Rất tiếc,
cảnh trí và âm thanh kỹ niệm này sẽ dần dần
ch́m sâu vào dĩ văng khi pḥng học này và toàn bộ ngôi
chùa Quảng Đông Huệ Thành, một di tích gần hai
trăm năm cổ kính, phải phá vỡ v́ nhu cầu chỉnh
trang đường phố...
Trở về Mỹ, tôi điện thoại cho Phan Tiên
Thành, bạn học cùng trường cùng lớp, kể
chuyện tôi đi Ninh-Ḥa. Thành rất ngạc nhiên, nôn
nóng muốn biết Ninh-Ḥa bây giờ ra sao? Tôi đă thấy
ǵ và đă gặp ai? Sau khi nghe tôi kể chuyện, Thành
chần chờ một chút rồi nói: "qua hai biến cố
1954 và cuộc đổi đời 1975, lớp học 29
đứa của tụi ḿnh bây giờ chỉ c̣n có bốn
đứa ở lại Ninh-Ḥa."
Trường Tiểu Học B́nh Ḥa – lớp 1953 -1954
Danh Sách Giáo Sư: Phó Chí Minh, Hiệu Trương (không biết
hiện đang ở đâu),
Ông Phù Chí ( Chủ Nhiệm Lớp) người Ninh-Ḥa hiện
ở Mỹ
Trịnh Học Thi (Hướng Đạo) USA.
Đường Văn (Địa Lư) Người Ninh-Ḥa,
hiện ở Việt Nam
Phan Gia Phúc, Người Ninh-Ḥa hiện ở Phi Châu
Danh Sách Học Sinh.
1, Phan Tiên Thành, Ca. USA Nam
2, Đường B́nh, Washington USA Nam
3, Đường Bồi, Washington USA Nữ
4, Phù Linh Trân, Texas USA Nữ
5, Diệp Năng Nho, Melbourne Australia Nam
6, Phù Kỳ Hà, Santa Anna, USA Nữ
7, Lữ Hiệp, San Jose, Ca. USA Nam
8, Trương Đức Nghĩa, San Jose, Ca. USA Nam
9, Lữ Mè, San Jose, USA Nam
10, Trương Đại Vệ, Ninh-Ḥa, VN Nam
11, Phù Kiện, Đà Nẵng, VN Nam
12, Liên Tố Hoa, Saigon, VN Nữ
13, Lưu Lập Năng, Ninh-Ḥa, VN Nam
14, Dương Quế Hương, Cam Ranh, VN Nữ
15, Đường Điền, Thành Nha Trang,VN Nam
16, Lữ Lục (chết) Nam
17, Âu Thiên Kiên (chết) Nam
18, Diệp Tuyết Nga (chết) Nữ
19, Phan Gia Yến (chết) Nam
20, Phan Chánh Kiên (chết) Nam
21, Lâm Du Tùng (chêt) Nam
22, Lư Nghiêm Tuấn, USA Nam
23, Lâm Trung, California, USA Nam
24, Diệp Ṭan Cơ, USA Nam
25, Tào Thanh Hùng, Cabramatta, Australia Nam
26, Diệp Năng Liêm, Ninh-Ḥa, V N Nam
27, Lương Liên Phương, New York,
USA Nữ
28,Trương Vĩ Tuấn, USA Nam
29, Hàng Lư, Ninh-Ḥa VN Nữ
Tổng Cộng: 29 NgườI (21 nam và 8 nữ)
Tính đến tháng 9 Năm 2003, lớp học 1953-1954 của
trường B́nh Ḥa có 6 người đă chết, 13 người
hiện ở Mỹ, 2 người ở Úc Châu, 1 người
ở Đà Nẵng, 1 người ở Saigon, 1 người
ở Cam Ranh, 1 người ở Nha Trang và 4 người
ở Ninh Ḥa.
Nhằm mục đích xây dựng lại lịch sữ trường
học B́nh Ḥa để phổ biến trên mạng lưới
toàn cầu, danh sách ghi trên đây do tôi và Phan Tiên Thành
cùng ghi chép. Có lẽ danh sách c̣n thiếu sót và sai lầm,
tôi xin quư anh em nào cùng lớp thấy ḿnh không có tên trên
danh sách, làm ơn thông báo cho Web Master của ninh-hoa.com
để cập nhựt lại, đồng thời tôi cũng
xin tất cả anh chị em nếu có h́nh ảnh kỷ
niệm của lớp 1953-1954, vui ḷng thông báo và cho địa
chỉ để chúng tôi liên lạc. Trân trọng Cám
ơn.
Cám ơn anh Phan Tiên Thành, người bạn cùng lớp
cùng trường đă đóng góp một số dữ kiện
để hoàn tất bài viết này.
|