Ninh Ḥa Có Điện
Lần Đầu Tiên Ánh Sáng Văn Minh Đến
Ninh Ḥa
Tôi không nhớ cái ngày tháng nào Ninh Ḥa có điện,
tôi nghỉ có lẽ vào giữa năm 1950-1951.
Người ta xây cái nhà máy điện trước
đồn G.I. Nhà máy trang bị bốn máy phát
điện chạy bằng dầu cặn. Họ trồng
trụ điện bằng gổ tṛn dộc
đường Quốc Lộ 1 từ trong Ga ra đến
Vỉnh Phú, Phước Đa. Trụ điện
cũng được trồng chung quanh chợ, lên
khu vực Cầu Gổ, lên tới cổng xe lữa
B́nh Thành. Dộc đường Vỏ Tánh, Nguyển
Trường Tộ xuống đến Xóm Rượu.
Mổi trụ điện có gắng một bống
đèn tṛn khoản 60 watts. Tất cả nhà ở dọc
những con đường này đều được
kéo điện vô nhà. Bà con rất hăm hở. Tôi
c̣n nhớ có một người tên Lẳng làm việc
tại đây. Nghe nói anh Lẳng là rể của
Ông bà Sáu Ngôn Đường Luồng Cây Thị.
Có ai nhớ cái phản ứng của người
Ninh Ḥa lúc đèn vừa bật sáng lần đầu
chưa? Nó rất là vui nhộn. Người ta báo trước
6 giờ chiều đèn đường sẽ sáng,
nhà nào nhà nấy nhôn nháo, tất cả chuẩn bị
sẳng sàng. Cơm nước sớm hơn mọi
khi, nhà nào cũng đem ghế sắp trước
nhà, cả nhà ra ngồi chờ xem điện sáng.
Trước khi mặt trời lặng, chúng tôi một
đám choi choi, quần sọt áo sơ mi trắng bỏ
trong quần chỉnh tề, chân mang đôi dép Nhựt
tụ tập trên cầu Dinh. Sau khi có mặt đông
đủ, tụi tôi rủ nhau lang thang từ cầu
Dinh vố đến Ga, rồi lại đi trở về
Cầu Dinh, ngồi hóng mát vài phút rồi lại
đi tiếp ra Chùa Hội bên Phước Đa. Chúng
tôi không phải đi liết gái mà là đi nh́n
thiên hạ và thưởng thức ánh sáng văn
minh.
Mặt trời vừa lặng, tiếng máy trong nhà
đèn rú lên, mấy ống khói phun ra những cụm
khói đen x́. Tiếng máy phát điện nổ vang
rền nhưng đèn vẩn chưa sáng. Bọn trẻ
tụi tôi nhôn nháo, sắp hàng đứng tại ngả
ba trước nhà ông Chín Mụn, miệng hô to đếm
Một! Hai! Ba! đèn không sáng, đếm lại lần
nửa, Một! Hai! đèn phực sáng lên, mọi người
mừng húm, người nào cũng nở nụ
cười. Bọn trẻ tụi tôi vui mừng,
nhày múa reo ḥ. Khắp thành phố đâu đâu cũng
sáng trưng. nhà nào nhà nấy mở đèn điện.
Thiên hạ ra đường đông đảo,
đi rảo bước coi thành phố có đèn.
Nét mặt mọi người vui tươi như
đi lể hội.
Chỉ mới ngày hôm qua, cuộc sống về
đêm của người Ninh Ḥa cũng rất lảng
mạng. Dưới ánh đèn măng xong và dầu
phọng, mọi người trong thị trấn sống
rất thanh b́nh và hạnh phúc. Vui nhộn nhứt
là sau cơn lụt 23 tháng 10, các thương gia thắp
đèn măng xong mở cửa đến tối. Mấy
tiệm may chung quanh chợ thấp đèn làm suốt
cả đêm. Mặt trời c̣n núp sau lưng Ḥn
Hèo th́ trên thềm chợ, ông chủ chợ treo một
hàng đèn măng xong chiếu sáng cho ba con dọn
hàng sớm. Tờ mờ sáng khi gà chưa báo thức,
bà con dưới quê gồng gánh gà vịt và rau cải
đủ thứ lên chợ bày lan tràn ra hai bên lề
đường Quốc Lộ 1. Các tiệm buôn thắp
đèn măng xong đặc trước nhà phố
xá sáng rực thật là vui.

Từ chiều ba mươi,
mọi người lo rước ông bà, phố chợ
tối thui, th́ ngược lại, khu giải trí
bên Vỉnh Phú, đối diện với nhà thương,
đèn măng xong sáng rực một gốc trời,
dân chơi xuất hành lai rai, người th́ đi
thử thời vận đỏ đen. Mấy quán
cà phê giải khát và tiệm ăn mở cửa suốt
đêm. Tiếng len ken của sổng sốc dỉa
nổi đ́nh nổi đám, cộng thêm tiếng
hát uyển chuyển của mấy cô xẩm từ
Chợ Lớn tới, cô ngồi trước sồng
Tài Xỉu, giư cái họp tào cáo, lắc lắc
xoay xoay. chờ cho các tay bạc đặc tiền vô,
miêng cô hô to Hói! Hói! vừa dứt lời, cô dở
họp tào cáo rồi hát một tràng tiếng Quảng
Đông inh ỏi. Cả khu Vỉnh Phú rùm ben náo nhiệt
đâu khác ǵ khu Đại Thế Giới ở Chợ
Lớn thời kỳ B́nh Xuyên.
Giờ th́ thị trấn đă khác hẳng ngày hôm
qua, đèn đường trong thị trấn
được thắp sáng suốt đêm đến
sáng hôm sau. Mổi đêm sân chợ Dinh đông nghẹt
người ăn đêm, bánh xèo, bánh căn, chả
nem nướng đủ loại. Chè cháo nước
đá xi-rô giải khát đủ thứ không thiếu
chi, nhiều người ở tận Bến Đ̣,
Xuân Ḥa, Tân Du đêm nào cũng lên phố để
xem đèn điện. Quán chè của chi Mười
Nhỏ nhà Nam Thái luôn luôn đông khách, nhờ vậy
mà kinh tế của Ninh Ḥa cũng sáng sủa lên.
Ánh sáng văn minh đă thay đổi cuộc sống
của người dân thị trấn Ninh Ḥa.
Ninh Ḥa Chiếu Phim
Sau ngày có điện, rạp hát Thái B́nh trên đầu
chợ bắc đầu chiếu phim, khán giả
Ninh Ḥa có dịp thưởng thức những bộ
phim trứ danh lúc đó là phim trắng đen Tarzan.
Cái vui là lần đầu người Ninh Ḥa đi
vô rạp hát tối thui, nh́n lên màng ảnh thấy
ông Tạt Răng ở trần với con khỉ và
đu giây rồi hú, mổi khi người đẹp
bị hăm dọa th́ kêu cứu, nghe tiếng kêu
con khỉ báo cho Tạt Răng, thế là liền lập
tức Tạt Răng vùa đu giây vừa hú kêu gọi
thú rừng đến giải cứu.
Cái không vui là cái rạp hát này lợp mái tole, không
trần, bắc vài cây quạt máy trên cao, đóng cửa
kín mít, bít bùng không có thông hơi, nó nóng như ḷ
lửa, nóng ơi là nóng, coi xong một xuất phim mồ
hôi ra như đi tấm hơi. Sau phim Tặt
Răng đến phim Cao Boy John Wayne, ông già cưởi
ngựa lùa ḅ, quá nhàm chán, hết người coi, rạp
hát bị lổ, nên anh Hạp, chủ rạp chiếu
bóng cho cải lương mướn.
Trước 1954 đă có nhiều đoàn cải lương
đến hát tại Ninh Ḥa, như gánh hát Minh Cảnh,
Đồng Ấu Minh Tơ, Thanh Minh Thanh Nga. Tôi c̣n
nhớ tài tử Việt Hùng, cô Phùng Há. Cải Lương
Chi Bảo Thanh Nga, Hửu Phước, Hương Lan
lúc nhỏ cũng có đến hát tại Ninh Ḥa.
Trong một lần lưu diển tại Ninh Ḥa, tài
tử Thành Được và cô Út Bạch Lan diển
tuồng Khi Hoa Anh Đào Nở và Chiều Đông
Gió Lạnh Về rất là hay.
Sau khi Ninh Ḥa có điện, chiến tranh lại bắc
đầu nóng lên, thật là bất hạnh Ninh Ḥa
mất an ninh, thành phố bị giới ghiêm, buôn
bán ế ẩm. Thôn quê thất mùa, đồng khô
cỏ cháy, kinh tế của huyện Ninh Ḥa xuống
dốc thê thảm, kéo dài cho đến ngày đ́nh
chiến 20 tháng 7 1954.
Sau ngày đ́nh chiến,
hằng triệu người từ miền bắc
đang di cư xuống miền nam, trên đường
di tản, một số người Bắc ghé đến
Ninh Ḥa, trong số đó có đoàn hát cải lương
Kim Chung và Bích Thuận. Đoàn hát th́ lớn, đào
kép nhiều nhưng ít người coi, tiền bán
vé vô cửa không đủ tran trải tiền
mướn rạp, gánh hát vở nợ phải chạy
vô Saigon. Có một đoàn hát khác đến thị
trấn, cũng gặp hoàn cảnh khó khăn, họ
dựng phên trong nhà lồng chợ vào buổi tối
để diển. Họ đă tá túc tại đây
một thời gian khá lâu.
align="left">

align="left">
Hà Liên Rạng Đông- 2004
Ánh sáng văn minh đă thay đổi
hẳng lối sống của mọi người. Ngày
nay, tại huyện Ninh Ḥa, từ trong thị trấn
cho đến thôn quê hẻo lánh đâu đâu cũng
có điện. Ngoài chuyện thắp sáng trong nhà và
đường phố, điện c̣n được
dùng để phát triển kinh tế. Điện
được dùng để chiếu sáng cho các
đ́a tôm, đ́a cá ở Phú Hửu, Hà Liên, Tân Tế
và mấy xả lân cận. Các vườn trái cây
như Thanh Long và Nhản chiếu đèn suốt
đêm cho mau có trái. Điện cũng được
dùng để xay bột làm bún và làm bánh tráng
ở Xóm Rựu. Ở miệt quê c̣n mở quán cà
Phe vườn, ánh đèn màu thơ mộng pha lẩn
nhạc trử t́nh, nhiều quán internet mộc lên như
nấm.
Trong một chuyến đi Xuyên Việt, từ Hà Nội
về, tôi ngồi trên xe buưt Sinh Cafe chạy từ
Huế vào Nha Trang, xe chạy đến Ninh Ḥa khoản
3 giờ mấy sáng, bác tài sợ về bến Nha
Trang sớm quá sẻ bị phạt, ông cho xe chạy
solo vào phố chợ. Xe chay chầm chậm qua cầu
Dinh, ngan qua chùa Quảng Đông, tôi ngoái nh́n ngôi chợ
Dinh và gian nhà thân yêu trên đường Trần Quư
Cáp, thấy đuờng phố lên đèn sáng rựt.
Ninh Ḥa đang ch́m dưới ánh đèn đêm. Mọi
người, kể cả 40 lảng tử cùng ngồi
trên xe, đang vui trong ngàn giấc mộng, chỉ có
bác tài và ḿnh tôi thao thức. Trong tâm trạng của
một du khách, tôi ngồi trên chiếc xe nh́n qua
khung cửa, một đoạn phim slomo chầm chậm
hiện ra trước mắt tôi. Qua bao cuộc bể
dâu, mặt nước sông Dinh vẩn trơ gan không
đổi ḍng. Tôi thấy lại ánh đèn đêm
mà nhớ lại cảnh củ. Ḷng bàng hoàng tôi
lang than trên con đường ngày xưa tôi đă
đi.
Bao kỷ niệm vui buồn
trong ḷng đất bây giờ hiện rỏ trước
mắt tôi một cách chân thật, không phải mộng
mỵ. Ḷng xao xuyến tôi thấy đêm nay, đèn
điện vẩn chiếu sáng thành phố như
năm xưa. Sau cuộc bể dâu, thành phố đă
thay đổi, vẩn mang cái tên đường ngày
xưa, nhưng người thi sao? Ai đă mất? Ai
c̣n và hiện giờ ở nơi nào. Giữa đêm
khuya trừ tịch, cảnh vật quay chầm chậm
đưa tôi ngược về ban đâu của cuộc
đời và ngày Ninh Ḥa có điện lần đầu
tiên, cho đến lúc xe dừng lại ngả ba Ḥn Sầm,
làm tôi tỉnh giấc. Trong cơn thổn thức, tôi
nhớ đến sự thăng trầm của đất
nước mà ḷng tràn đầy yêu thương Ninh
Ḥa của tôi.

|