Một Nén Hương Cho Người Quá Cố

Ông Àn-林鴻褆

(click here for English Version)

Một Thời Vang Bóng Xứ Ninh

Ông Lâm Hồng Đề -林鴻褆

 

Cái tin Ông Lâm Hồng Đề -林鴻褆, người Ninh Hòa gọi là Ông Àn vừa thất lọc làm tôi rất bùi ngùi, nó khơi lại những kỷ niệm hồi tôi còn niên thiếu ở Ninh-Hòa.

Ông Àn là người Việt gốc Hoa, gia đình ông đến từ đảo Hải Nam Trung Quốc. Ông là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp có một tiệm chụp hình trên đường Trần Quý Cáp đối diện chùa Bà Quảng Đông, gần đầu cầu Dinh. Giữa thập niên 1950, người Ninh-Hòa nào cũng biết ông Àn là một cầu thủ bóng đá lừng danh của đội banh Ninh-Hòa. Ông có một vóc dáng cao ráo, thân hình lực lưỡng, luôn giữ vai tiền phong chạy bao sân, bên trái bên phải ông lừa banh rất lanh lẹ, suýt những cú móc như sấm sét, Ông dùng đầu đội banh rất là ngoạn mục làm cho đối phương điên đảo, nhờ vậy mang về nhiều chiến công vô cùng hiển hách cho xứ sở Ninh Hòa.

Tôi còn nhớ khỏan 1950 cho đến 1954, giữa lúc chiến tranh Việt Pháp sôi động mạnh, lính viển chinh Pháp đóng tại Ninh-Hòa, Bộ Chỉ Huy của họ đóng tại kho thuốc lá Basto trong Xóm Mới rất là đông. Bóng đá là ngành thể dục rất thịnh hành ở Âu Châu và người Pháp thì rất say mê bóng đá. Mặc cho lữa củi đao binh khi họ đi xa xứ đánh giặc họ cũng mang theo trái banh và đôi giày để đấu hửu nghị với các đội banh địa phương và đội banh của Ninh-Hòa đâu có tránh khỏi những cuộc thứ thách của các cầu thủ người Pháp toàn là người da trắng,  ngặc một nổi là đội của mình đá banh không giày, đến khi gặp bọn Tây mang giày đá banh thì chúng ta cũng phãi mang giày để cọ sức với bọn chúng.

Đội banh của Ninh-Hòa lúc đó gồm có nhựng tay cừ khôi như: chú Hai Cát và ông Chín Cu xóm Rượu (nghe nói Ông Chín Cu hiện đang ở tại California), cái đặt biệt của hai ông này là ngưòi thì thấp nhưng chạy nhanh de kêu (thổ âm Ninh-Hòa có nghĩa là rất nhanh), anh Năm Hà và anh Bảy Nghi xóm bánh, anh Mười Sang, Mười Sáng và Ông Àn đầu cầu Dinh. Trên Quán Tre có anh Ba Tuông và anh Ba Quón, anh Hai Mành (Dân Dân) anh Hòa, anh Mỹ và Bảy thợ may, ang Trúc thợ giày và vài người nũa tôi không còn nhớ tên.

Ngày đó sân banh Ninh-Hòa nằm ở Vỉnh Phú, cái cổng sân banh đối diện với trường tiểu học Pháp Việt chạy dài ra đến bờ sông. Sân banh không có trồng cỏ, không có khán đài.  Ngày nào có trận đấu thì được người ta lấy vôi rải bốn cái biên hình chữ nhật và lằn phân ranh, khán giả thì đội mủ nón và che dù đứng xếp hàng ngoài lằn vôi nhưng rất trật tự, dĩ nhiên gặp những pha hấp dẩn họ cũng la ó cổ võ vang trời.

Thường thì đá bóng vào ngày Chủ Nhựt, ngày nào mà có đá bóng thì hàng quán chung quanh chợ Dinh đóng cửa sớm và thành phố Ninh-Hòa trở nên vắng vẽ, nhứt là vào ngày có trận đấu giữa đòan Viễn Chinh Pháp và đội banh Ninh-Hòa dân chúng đi xem rất đông; ngoài số người sống quanh phố còn có dân làng các xã cận kề, nhiều xã ở xa như Hà Liên, Bến Đò, Quán Tre, Hòn Khói, Lạc An khắp mọi nơi đổ về Vĩnh Phú.

Vĩnh Phú lúc đó cũng là nơi ăn chơi sa đọa nhứt của huyện Ninh-Hòa. Nhân ngày có đấu bóng dân chúng về đó tha hồ ăn chơi, hàng quán bún, cháo, hột vịt lộn, mì, hủ tiếu và quán giải khát mọc đầy. Muốn chơi sang hơn thì ghé qua động tiên Sáu Hụ tìm hoa gà và tiên nâu (Opium and Prostitute). Muốn thử thời vận thì vào sòng xốc đĩa hoặc đá gà. Các anh chị bán hàng rong cũng nhờ dịp này quảy gánh hoặc đẩy xe nước đá chanh bán dạo như lể hội  rất là vui.

Mấy trận đấu đầu tiên giữa đội banh Ninh-Hòa và đội lính Tây chúng ta đều thua vì đá giày chưa quen, về sau này thì đội nhà càng đá càng tiến bộ, mỗi lần Ông Àn được banh dân chúng reo hò cho nước; mỗi lần ông sút trái banh vào lưới dân chúng reo vang rờm trời làm cho đội lính Tây khiếp đảm. Những trận kế tiếp đội  Ninh-Hòa thắng lợi vẽ vang, có khi thắng hai ba trận liên tiếp, rồi từ đó đi dâu người ta cũng nhắc đến những cú sút tuyệt vời  của Ông Àn. 

Nghê thuật bóng đá của đội banh Ninh-Hòa càng ngày càng cao, lần nào đá cũng thắng, cho đến một hôm có tin Việt Minh rải truyền đơn kêu gọi dân chúng nổi dậy chống Pháp rồi một số cầu thủ của đội banh Ninh-Hòa bị Phòng Nhì của quân đội Pháp bắt đi điều tra, trong số đó có ông Chín Cu, Chú Hai Cát, Anh Năm Hà, anh bảy Nghi v.v. Có người bị bắt giam vài hôm rồi được thả, có người thì bị tra tấn mềm xương và ở tù nhiều năm thế là đội banh của Ninh-Hòa thiếu chân và rồi tan rả kể từ đó.

Đến nay thì danh tiếng của Ông Àn và các cầu thủ của đội banh Ninh-Hòa đã trôi theo giòng thời gian, tôi cố gắng ghi lại câu chuyện có thật đã xảy ra hơn 50 năm trước để tưởng niệm những người đã một thời làm rạng danh nền bóng đá của Huyện Ninh-Hòa.

Bài này viết theo ký ức, nếu có gì không đúng theo sự thật, nhứt là tên của các vị cầu thủ xin quý vị liên lạc với tôi tại địa chỉ email: duongdubinh@yahoo.com 

 

 

 

 

Number of visits: free hit counters